Rọ kéo cáp điện
Rọ kéo cáp ngầm dùng để kết nối cáp. Rọ có thiết kế ở dạng lưới bao bọc dây cáp như chiếc rọ. Ngoài tên gọi trên, rọ kéo còn có tên khác như: ống bọc lưới cáp, ống bọc lưới trung gian, rọ kéo lưới điện, rọ kéo cáp quang, rọ kéo cáp ngầm,...

Rọ kéo cáp ngầm
Khi khai triển hệ thống dây cáp ngầm, cáp viễn thông, cáp quang thì dây cáp ngầm thường được đặt dưới lòng đất. Nên việc sửa chữa, bảo dưỡng gặp nhiều vấn đề khó khăn. Lúc này, rọ kéo cáp ra đời là thiết bị quan trọng giúp giải quyết vấn đề này. Chúng hỗ trợ hiệu quả trong việc kéo cáp, di chuyển đường ống,... Có thể dùng xiết chặt, quá trình diễn ra nhanh, an toàn, mang lại hiệu quả cho công việc.
Rọ kéo cáp ngầm có cấu tạo tương đối đơn giản với 2 bộ phận chính. Gồm phần lưới thép và phần đầu thì được kết nối với thiết bị kéo.
Phần lưới thép
Có khả năng co giãn đặc biệt tốt, giúp ôm chặt vào phần đầu dây cáp. Khi lực kéo càng lớn, bộ phận lưới thép sẽ siết vào sợi cáp với lực mạnh giúp chúng có liên kết với nhau bền vững. Tuy rằng không có bộ phận khóa nào giữa rọ và cáp nhưng với kết cấu đặc biệt giúp chúng dễ dàng liên kết với nhau tạo nên lực ma sát lớn khó có thể tách rời.

Lưới thép không gỉ bền bỉ
Đầu kết nối
Phần đầu này dùng để kết nối với thiết bị kéo. Chúng thường được thiết kế dưới dạng kiểu dây thòng lọng hoặc đầu kết nối đảm bảo độ chắc chắn, thuận lợi trong việc kết nối cùng với thiết bị kéo.
Các sợi cáp nhỏ thường được xoắn chặt lại cùng nhau để tạo liên kết lớn. Sản phẩm được làm từ chất liệu thép không gỉ, đảm bảo độ bền tuyệt đối. Phần lưới thép thì linh hoạt, không cứng nhắc, dễ dàng thao tác nắn hoặc uốn cong. Từ đó thuận lợi cho việc bỏ đầu dây cáp vào bên trong hơn. Rọ kéo cáp điện với đặc điểm nhẹ, tải trọng kéo lớn, dễ dùng, ít bị hỏng dây. Đây được xem là công cụ lý tưởng cho việc xây dựng hệ thống cáp điện hiện nay.
Xét về nhiệm vụ, chức năng thì rọ kéo cáp điện sẽ thực hiện cùng một nhiệm vụ chức năng chung. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh thiết kế, chúng cũng có đôi nét khác biệt. Cụ thể phân loại như sau:
Rọ kéo cáp 1 tai
Sản phẩm này có cấu tạo cơ bản gồm có một đầu kết nối với thiết bị kéo. Loại này dùng khá phổ biến hiện nay. Với công dụng kéo cáp mang lại vô cùng chắc chắn, hiệu quả.
Rọ kéo cáp 2 tai
Loại này có thiết kế tương tự với loại 1 tai. Tuy nhiên ở bộ phận đầu kết nối sẽ khác hơn, khi tách ra làm hai tạo thành dáng hình chữ Y. Dây cáp sẽ được luồn thẳng bên trong đi qua giữa hai đầu kết nối khá chắc chắn, giúp kéo cáp hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc kết hợp với đầu xoay kéo vật, thì còn được gọi là rọ kéo cáp đầu xoay. Bộ phận đầu xoay thì có khả năng quay được 360 độ. Khiến cho việc kết nối với móc cẩu hoặc dây thừng kéo thuận lợi hơn trong quá trình kéo cáp. Dù là có bị xoắn thế nào chúng vẫn giữ được đường thẳng qua đến vị trí của bên kia ống.
Mỗi loại rọ cáp phù hợp với một loại kích thước nhất định. Do đó tùy theo kích thước cáp mà chọn rọ kích thước phù hợp.
Phổ biến với các kích thước sau:
- Rọ kéo cáp ngầm 25 - 50mm
- Rọ kéo cáp ngầm 70 - 95mm;
- Rọ kéo cáp ngầm 120 - 145mm;
- Rọ kéo cáp ngầm 185 - 240mm;
- Rọ kéo cáp ngầm 300 - 400mm;
- Rọ kéo cáp ngầm 500 - 600mm.

Rọ kéo cáp với nhiều kích thước khác nhau
Rọ kéo cáp là bộ phận trung gian dùng để kết nối giữa dây cáp và thiết bị kéo. Do vậy mà sản phẩm ứng dụng chủ lực ở hệ thống ngành điện, cáp quang. Các ứng dụng của thiết bị như sau:
Hỗ trợ kéo dây cáp điện, viễn thông, cáp thông tin, cáp ngầm, cáp quang trong đường ống nhanh chóng, thuận lợi.
Kết nối với các loại dây cáp khác: Dây nhôm, dây cách điện, dây nối đất, dây cáp quang, sợi quang, cáp điện ngầm,... Khi kết nối chúng có thể đi qua dễ dàng nhiều loại puly khác nhau.
Cáp và rọ kéo cáp không thể xoay nên có thể dùng kết hợp với với con lắc chống xoắn (cáp đầu xoay).
Rọ kéo còn được sử dụng trong ngành dầu khí có tác dụng thay cho dây cáp cẩu hàng. Trong trường hợp này, một đầu rọ cáp nối với dây mới. Đầu còn lại nối với dây cũ, thao tác bằng trục quanh giúp tiết kiệm đáng kể người lao động.
Được tận dụng để kéo nhiều loại dây khác nhau giúp đi qua ống dẫn ở gia đình, công ty,...
Trước hết, cần xác định size dây cáp để chọn kích thước rọ cáp phù hợp. Với rọ cỡ vừa, thì chỉ cần dùng lực tay ấn nhẹ vào đầu là ép được chúng lại. Trong trường hợp rọ cáp to hơn, có thể đặt vào sàn nhà, mặt bàn rồi dùng lực ép chúng xuống sao cho phần đầu mở to ra. Rồi dùng tay để giữ lại vị trí cố định. Với những rọ quá to thì nên dùng máy móc thiết bị chuyên dụng để ép lại.
Tiếp theo, luồn dây cáp vào và thả ra. Giống như lò xo, sau đó rọ cáp trở về vị trí ban đầu và ôm khít vào ống cáp. Khi này cần đẩy ống cáp lên đến vị trí trên cùng rọ cáp. Như vậy đảm bảo sự chắc chắn nhất để thực hiện kéo cáp.
Loại rọ
|
Đơn giá (VNĐ)
|
Rọ kéo cáp 25-50mm
|
300.000
|
Rọ kéo cáp 10-20mm
|
250.000
|
Rọ kéo cáp 70-95mm
|
400.000
|
Rọ kéo cáp 300-400mm
|
650.000
|
Rọ kéo cáp 500-600mm
|
800.000
|
Lưu ý: Nếu bạn cần tư vấn chi tiết sản phẩm, vui lòng liên hệ Bảo hộ Xuân Mai qua số hotline: 0972.834.395
Rọ kéo là vật liệu bằng thép ở dạng lưới, theo cơ chế lò xo. Tuy nhiên để sản phẩm đảm bảo chất lượng thì cần lưu ý một số điều cơ bản sau:
Sau thời gian dài sử dụng, rọ có thể hư hỏng, giảm thời gian sử dụng khi bị ăn mòn, hoen gỉ, quá tải hay sử dụng không đúng cách.
Với lực quá lớn, kéo vật quá tải, hay tác động từ bên ngoài quá mức, rọ kéo cũng có thể bị biến dạng.
Nếu thực hiện việc quá tải nhiều lần sẽ làm khung lưới dãn ra, độ ma sát giảm và tính an toàn không còn tuyệt đối.
Lực kéo tối thiểu của rọ cáp cáp chỉ trong trường để kéo thẳng với đầu cáp cố định. Nó không được xem là tải làm việc an toàn.
Thường xuyên kiểm tra rọ kéo bao gồm kết cấu lưới, vị trí bị mài mòn, chiều dài kéo dãn so với ban đầu để xác định an toàn, hiệu quả với công việc.
Mỗi loại rọ kéo cáp ngầm thích hợp với kích thước cáp cố định. Do đó cần xác định size dây cáp cần kéo là bao nhiêu để chọn rọ phù hợp.