Bảng nguyên tố hóa học
Bảng tuần hoàn hoá học, tên đầy đủ là Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Hay còn được biết đến tên là Bảng tuần hoàn Mendeleev. Đây là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hoá học thành dạng bảng, căn cứ vào số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron cùng tính chất hóa học tuần hoàn của chúng. Các nguyên tố sẽ được biểu diễn trên trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần. Thường chúng được liệt kê với ký hiệu hoá học trong mỗi ô. Dạng tiêu chuẩn của bảng sẽ gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng. Cùng với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng.
Cách xem bảng nguyên tố hóa học
Sự ra đời của bảng tuần hoàn hoá học:
Năm 1789, nhà bác học Antoine Lavoisier nghiên cứu và công bố danh sách gồm 33 nguyên tố hoá học. Trong đó phân nhóm chúng thành các nhóm khí, kim loại, phi kim và "đất".
Đến năm 1864, Julius Lothar Meyer đã đưa ra bảng các nguyên tố gồm 44 nguyên tố được xếp theo hoá trị. Ông William Odling cũng đưa ra 57 nguyên tố. Nhiều năm sau đó, các nhà khoa học khác cũng công bố các công trình nghiên cứu về quy luật của các nguyên tố hoá học dựa trên nhiều tiêu chí, tuy nhiên không được ghi nhận.
Cùng lúc đó, tại Anh, John Newlands đã sắp xếp các nguyên tố dựa theo khối lượng nguyên tử của chúng. Ông đã ghi nhận tính tuần hoàn theo vòng lặp 8 nguyên tố. Vòng lặp này gọi là "quãng tám" tương tự quãng trong âm nhạc.
Tại Hoa Kỳ, nhà khoa học Gustavus Hinrichs đã công bố ra bảng tuần hoàn hoá học dựa trên phổ, khối lượng nguyên tử và tính chất hoá học của các nguyên tố. Tuy vậy, cả hai công bố này đều bị phản đối trong giới học thuật.
Đến năm 1869, nghiên cứu của nhà hoá học người Nga Dmitri Mendeleev được công bố và chính thức được công nhận. Bảng tuần hoàn hoá học của ông sắp xếp dựa trên khối lượng nguyên tử cùng sự lặp lại các thuộc tính của nguyên tố. Từ đây, cũng là phiên bản phổ biến nhất và được sử dụng chính thức trong chương trình nghiên cứu, giáo dục
>> Xem thêm: Công thức đạo hàm logarit
Trong chương trình lớp 8, các em bắt đầu tiếp xúc với môn hóa.
- Nguyên tố hóa học là gì?
Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng proton trong hạt nhân. Số "p" là con số đặc trưng của nguyên tố hoá học. Hoá trị của nguyên tố hoá học được xác định tổng số liên kết hoá học của nguyên tố đó tạo ra trong phân tử.
Cách viết kí hiệu hoá học:
Chữ thứ nhất viết in hoa. Chẳng hạn: Oxi được viết tắt là O
Chữ thứ hai nếu có viết thường. Ví dụ: Sắt: Fe, Natri: Na, Nhôm: Al,..
Cách viết ký hiệu của các nguyên tố hóa học
- Nguyên tử khối là gì?
Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử và được tính bằng đvC
Ví dụ: Al = 27, Na = 23, Fe = 56,...
Trong Bảng nguyên tố hóa học có hơn 110 nguyên tố hoá học. Có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại 18 nguyên tố nhân tạo. Năm 2016 có 4 nguyên tố mới có tên tạm thời là: ununtrium, ununseptium và ununoctium. Do một nhóm nghiên cứu người Nga- Mỹ đã cùng phát hiện ra nguyên tố 115, 117 và 118. Tại Nhật Bản khám phá ra nguyên tố 113. Các nguyên tố này không được tìm thấy trong tự nhiên mà được tổng hợp nhân tạo từ phòng thí nghiệm.
- Hoá trị là gì?
Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của các nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. Hoá trị của một nguyên tố được xác định dựa theo hoá trị của H chọn làm đơn vị với hoá trị của O là hai đơn vị.
- Cách xác định hoá trị của nguyên tố
Quy ước: Gán cho H hoá trị I, chọn làm đơn vị. Thì một nguyên tử của nguyên tố khác làm liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hiđro thì nói nguyên tố sẽ có hoá trị bằng bấy nhiêu.
Ví dụ: HCl hoá trị I.
H2O: O có hoá trị II
NH3: N có hoá trị III
CH4: C có hoá trị IV
Lên lớp 9, lớp 10, các em học sinh sẽ được học chuyên sâu hơn về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Dưới đây là Bảng nguyên tố hóa học đầy đủ nhất:
Bảng tuần hoàn đầy đủ
Hiện nay có khá nhiều bài thơ ra đời để các em ghi nhớ được hoá trị. Dưới đây là bài ca hóa trị để các em tham khảo:
Bài Thơ Hóa Trị
Kali, Iot, Hidro thân yêu,
Natri với Bạc, Clo một chiều,
Hoá trị I luôn dễ nhớ,
Ghi ngay vào, đừng quên đâu.
Magie, Chì, Kẽm, Thuỷ Ngân,
Canxi, Đồng cũng gần, Bari,
Thêm Oxi với hoá trị II,
Có gì khó, bạn nhớ ngay.
Nhôm hóa trị III lần,
Ghi sâu trí nhớ, cần là có,
Cacbon, Silic đây rồi,
Hoá trị IV không quên mỗi ngày.
Sắt thì cũng rất quen thuộc,
Hoá trị II, III, đổi chỗ,
Nitơ rắc rối thật phiền,
I, II, III, IV, V cần phân biệt.
Lưu huỳnh cũng chơi khăm,
Lúc II, lúc VI, IV đôi khi,
Photpho chỉ có V,
Hỏi gì thêm cứ bảo vậy thôi.
Cố gắng học bài thơ này,
Hoá trị nhớ suốt năm ngày.
Việc rèn luyện, làm bài tập thường xuyên sẽ giúp các em nắm rõ kiến thức và ghi nhớ được hóa trị. Hy vọng, qua bài viết các em đã hiểu rõ hơn về bảng tuần hoàn hóa học và mẹo học đúng cách.